Quy định về việc phân loại rác và xử phạt đối với một số hành vi vi phạm về bảo vệ môi trường
Ngày 17/11/2020, Luật Bảo vệ môi trường (“Luật BVMT/Luật”) được ban hành và có hiệu lực từ 01/01/2022. Trong đó, điểm đáng chú ý là quy định về việc phân loại rác tại nguồn được đề cập tại Điều 75.1 của Luật, và Điều 79.7 của Luật quy định về thời hạn cho việc thực hiện phân loại chậm nhất là ngày 31 tháng 12 năm 2024. Như vậy, kể từ ngày 01/01/2025, hành vi không phân loại rác tại nguồn được xác định là hành vi vi phạm trong lĩnh vực bảo vệ môi trường.
Căn cứ theo Luật và Nghị định hướng dẫn thi hành[1] thì quy định áp dụng với tổ chức như sau:
1. Đối với cơ quan, tổ chức, cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, chủ đầu tư xây dựng và kinh doanh hạ tầng khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung, cụm công nghiệp có phát sinh chất thải từ hoạt động sinh hoạt, văn phòng với tổng khối lượng dưới 300 kg/ngày được lựa chọn hình thức quản lý chất thải rắn sinh hoạt theo 1 trong 2 hình thức dưới đây[2]:
(i) Quản lý như hộ gia đình, cá nhân quy định tại Điều 75 Luật Bảo vệ môi trường. Theo đó, chất thải rắn sinh hoạt phát sinh tại nguồn phải được phân loại[3], đồng thời chất thải rắn sinh hoạt sau khi phân loại phải được chứa, đựng vào các bao bì để chuyển giao[4]. Đối với chất thải cồng kềnh phải được phân loại, thu gom, vận chuyển, xử lý theo quy định của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh[5].
(ii) Quản lý theo quy định tại Điều 58.2 Nghị định 08/2022/NĐ-CP. Trong trường hợp này, chất thải rắn sinh hoạt phải chuyển giao cho một trong các đối tượng sau:
a) Cơ sở thực hiện dịch vụ thu gom, vận chuyển do chính quyền địa phương lựa chọn theo quy định tại Điều 77.1 Luật BVMT[6];
b) Cơ sở thực hiện dịch vụ thu gom, vận chuyển không thuộc đối tượng quy định tại điểm a nêu trên nhưng có hợp đồng chuyển giao chất thải rắn sinh hoạt cho cơ sở vận chuyển do chính quyền địa phương lựa chọn theo quy định tại Điều 77.1 Luật BVMT;
c) Cơ sở thực hiện dịch vụ thu gom, vận chuyển không thuộc đối tượng quy định tại điểm a khoản này nhưng có hợp đồng chuyển giao với cơ sở tái sử dụng, tái chế, xử lý chất thải rắn sinh hoạt quy định tại điểm d khoản này;
d) Cơ sở thực hiện dịch vụ thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải không thuộc đối tượng quy định tại Điều 78.2 Luật BVMT[7];
2. Đối với cơ quan, tổ chức, cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, chủ đầu tư xây dựng và kinh doanh hạ tầng khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung, cụm công nghiệp có phát sinh chất thải rắn sinh hoạt không thuộc trường hợp nêu tại mục (1) ở trên thì Quản lý theo quy định tại Điều 58.2 Nghị định 08/2022/NĐ-CP (như đã phân tích tại mục 1.(ii) nêu trên).
Ngày 07/07/2022, Chính phủ ban hành Nghị định 45/2022/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường (“Nghị định 45”). Nghị định có hiệu lực thi hành từ 25/8/2022. Trong Nghị định nêu rõ các hành vi vi phạm trong lĩnh vực bảo vệ môi trường và các hình thức xử phạt, chế tài bổ sung cho việc xử phạt đối với các hành vi vi phạm đó.
Dưới đây là bảng liệt kê quy định về xử phạt áp dụng cho tổ chức đối với các hành vi: (i) Không phân loại rác tại nguồn; (ii) Vi phạm các quy định về phân loại, thu gom, vận chuyển, chôn, lấp, đổ, đốt, xử lý chất thải rắn thông thường, và (iii) Vi phạm các quy định về bảo vệ môi trường nơi công cộng, khu đô thị, khu dân cư; vận chuyển nguyên liệu, vật liệu, hàng hóa gây ô nhiễm môi trường (Căn cứ theo Nghị định 45):
* Lưu ý: Dưới đây là mức phạt của tổ chức, đã được tính gấp 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân căn cứ theo quy định tại Điều 6.2 Nghị định 45.
Trên đây là nội dung liên quan đến việc phân loại rác và xử phạt đối với một số hành vi vi phạm về bảo vệ môi trường, áp dụng đối với tổ chức. Nếu có thắc mắc hoặc cần tư vấn liên quan đến các quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường, vui lòng liên hệ các Luật sư của LNV để được giải đáp kỹ hơn.
Trân trọng.
[1] Nghị định số 08/2022/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo vệ môi trường.
[2] Điều 58.1 Nghị định số 08/2022/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo vệ môi trường.
[3] Điều 75.1 Luật Bảo vệ môi trường 2020.
[4] Điều 75.3 Luật Bảo vệ môi trường 2020.
[5] Điều 75.6 Luật Bảo vệ môi trường 2020.
[6] Điều 77. Thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt
- Ủy ban nhân dân các cấp lựa chọn cơ sở thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt thông qua hình thức đấu thầu theo quy định của pháp luật về đấu thầu; trường hợp không thể lựa chọn thông qua hình thức đấu thầu thì thực hiện theo hình thức đặt hàng hoặc giao nhiệm vụ theo quy định của pháp luật.
[7] Điều 78. Xử lý chất thải rắn sinh hoạt
[..]
- Ủy ban nhân dân các cấp lựa chọn cơ sở xử lý chất thải rắn sinh hoạt thông qua hình thức đấu thầu theo quy định của pháp luật về đấu thầu; trường hợp không thể lựa chọn thông qua hình thức đấu thầu thì thực hiện theo hình thức đặt hàng hoặc giao nhiệm vụ theo quy định của pháp luật.
Người thực hiện: Thanh Phong
Lưu ý: Bài viết này được thực hiện dựa trên quy định của pháp luật Việt Nam (hiện hành) và kinh nghiệm thực tế. Những thông tin tại bài viết này chỉ nên được sử dụng nhằm mục đích tham khảo. Chúng tôi không chịu trách nhiệm hay có nghĩa vụ pháp lý đối với bất kỳ cá nhân, tổ chức nào sử dụng thông tin tại bài viết này ngoài mục đích tham khảo. Trước khi đưa ra bất kỳ sự lựa chọn hoặc quyết định nào, Quý khách vui lòng tham vấn thêm các khuyến nghị một cách chính thức, hoặc liên hệ LexNovum Lawyers để nhận được sự tư vấn chuyên sâu từ chúng tôi.
Vui lòng trích dẫn nguồn “LexNovum Lawyers” khi sử dụng hoặc chia sẻ bài viết này tại bất kỳ đâu.