Giới thiệu về diện di chuyển lao động nội bộ doanh nghiệp (ICT)
ICT (viết tắt Intra-company Transfer) là diện dành cho các doanh nhân Việt Nam muốn mở rộng hoạt động kinh doanh, di chuyển nhân sự công ty mình đến văn phòng của công ty con/chi nhánh hoặc đến công ty mình nắm quyền kiểm soát chi phối tại Canada để tiếp tục làm việc.
Khi tham gia, đương đơn sẽ có thể nhận được Giấy phép lao động (Work Permit) và thường trú nhân (PR). Ngoài ra, vợ/chồng và con cái của đương đơn sẽ lần lượt nhận được giấy phép lao động mở (Open Work Permit) và giấy phép học tập (Study Permit).
Dự án hợp tác giữa công ty Luật TNHH Bách Luật – LexNovum Lawyers (Việt Nam) và công ty Jane Katkova and Associates (Canada)
Dự án hợp tác giữa LexNovum Lawyers và Jane Katkova and Associates tại Canada sẽ mang đến dịch vụ tư vấn pháp lý trọn gói cho Quý Khách hàng là các doanh nghiệp Việt Nam có dự định đầu tư và di chuyển lao động nội bộ sang Canada. Với kinh nghiệm hơn 10 năm tư vấn trong lĩnh vực đầu tư nước ngoài, Quý Khách hàng sẽ cảm nhận được cung cách làm việc chuyên nghiệp và hiểu biết đa lĩnh vực của các luật sư Việt Nam và Canada trong suốt quá trình tìm hiểu và triển khai dự án của mình.
▪️ Làm giám đốc doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực thuộc chuyên môn tối thiểu 12 tháng;
▪️ Được Công ty bổ nhiệm làm giám đốc của Công ty/Chi nhánh.
▪️ Doanh nghiệp được thành lập và hoạt động ổn định ít nhất 2 năm;
▪️ Doanh nghiệp có ý định đăng kí và thực hiện dự án đầu tư tại Canada;
▪️ Vốn đầu tư dự kiến: ≥ 100.000 CAD.
Quyền lợi
▪️ Cả gia đình được sang Canada trong vòng 6 tháng;
▪️ Con cái được miễn phí giáo dục đến 18 tuổi, miễn phí y tế đến 21 tuổi;
▪️ Vợ chồng được miễn phí y tế nội trú và khám ngoại trú;
▪️ Đương đơn được cấp giấy phép lao động (Work Permit) lên đến 2 năm. Vợ/chồng của đương đơn được cấp giấy phép lao động tự do (Open Work Permit);
▪️ Sau 12 tháng làm việc tại Canada, có cơ hội dự xét nhập cư theo diện Canadian Experience Class thuộc chương trình Express Entry của Chính phủ Canada;
▪️ Được làm Giám đốc công ty tại Canada do Công ty Việt Nam thành lập và được trả lương bằng nguồn vốn đầu tư;
▪️ Được hỗ trợ Đăng kí đầu tư ra nước ngoài và xin giấy phép chuyển tiền đầu tư hợp pháp.
Quy trình xử lý hồ sơ
Bước
Nội dung công việc
Thời gian
1
LexNovum Lawyers hướng dẫn khách hàng chuẩn bị hồ sơ và LexNovum Lawyers đánh giá hồ sơ.
1 tháng
2
LexNovum Lawyers và công ty Jane Katkova and Associates nộp hồ sơ:
▪️ Đăng ký giấy phép đầu tư ra nước ngoài;
▪️ Đăng kí thành lập công ty con ở Canada;
▪️ Đăng kí giấy phép chuyển tiền ra nước ngoài;
▪️ Đăng kí/báo cáo về việc chuyển lao động ra nước ngoài làm việc và đóng Quỹ lao động ngoài nước.
2 – 3 tháng
3
Công ty Jane Katkova and Associates xin Giấy phép lao động (Closed Work Permit) cho đương đơn và cả gia đình di chuyển sang Canada sinh sống.
1 – 2 tháng
4
Đương đơn điều hành doanh nghiệp tại Canada ít nhất 12 tháng.
12 tháng
5
Đương đơn nộp hồ sơ xin thường trú nhân (PR).
6 – 12 tháng
6
Sau khi có thường trú nhân và sống ở Canada 1095 ngày, đương đơn có thể thi quốc tịch và trở thành công dân Canada.
—————-
Nếu quan tâm đến dịch vụ, Quý Khách hàng có thể liên hệ với LexNovum Lawyers qua hotline 028 3911 1551 hoặc nhấp vào nút ĐĂNG KÝ NGAY bên dưới để được tư vấn chi tiết nhất. Chúng tôi cam kết bảo mật thông tin Quý Khách hàng cung cấp và không chia sẻ cho bất kỳ bên thứ ba nào. Khi nhấp vào nút ĐĂNG KÝ NGAY, điều này đồng nghĩa với việc Quý Khách hàng đồng ý với chính sách bảo mật của chúng tôi.
—————-
Các câu hỏi thường gặp về diện di chuyển lao động nội bộ doanh nghiệp đến Canada (ICT)
Hiểu về chương trình ICT
Câu hỏi 01: Thuật ngữ này trong tiếng Anh là gì?
Trả lời: Các luật sư di trú thường gọi đây là “Intra Company Transfer”. Từ “Intra” trong tiếng Latin có nghĩa là “within” trong tiếng Anh, tức là “bên trong”. Ở đây hiểu là các hoạt động di chuyển nhân sự của công ty từ địa điểm làm việc ở văn phòng nước A đến văn phòng của công ty con của công ty đó, chi nhánh của công ty đó hoặc đến công ty họ nắm quyền kiểm soát chi phối ở nước B để tiếp tục làm việc. Chương trình này có tên gọi tắt là ICT.
Câu hỏi 02: Canada có tiếp nhận lao động di chuyển nội bộ doanh nghiệp từ Việt Nam không?
Trả lời: Vì cùng là thành viên WTO, Việt Nam và Canada cùng với gần 150 thành viên khác đã tham gia Hiệp định GATS, theo đó cho phép tiếp nhận người lao động của một nước thành viên di chuyển đến nước đối tác để làm việc tạm thời trong nội bộ doanh nghiệp. Doanh nghiệp Việt Nam vì vậy có thể điều chuyển lao động nội bộ đến Canada nếu thoả mãn các điều kiện phía Canada đưa ra.
Câu hỏi 03: Khác biệt trong cam kết tại Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) của Canada đối với ICT so với các nước thành viên khác là gì?
Trả lời: Hiệp định GATS và CPTPP quy định những điều kiện ưu đãi cho ICT giữa các nước thành viên. Theo tổng hợp gần nhất của LexNovum Lawyers, trong CPTPP, cam kết của các nước thành viên có sự khác biệt, cụ thể:
a. Úc cho phép nhân sự quản lý cấp cao nhập cảnh diện ICT đến 4 năm, nhưng vợ/chồng không được đi cùng.
b. New Zealand cũng không cho vợ/chồng đi cùng theo chương trình ICT và thời gian cư trú ban đầu chỉ là 3 năm.
c. Singapore chưa có cam kết về việc di chuyển lao động nội bộ.
d. Nhật là nước cho phép thời gian cư trú ban đầu đến 5 năm, cho phép vợ/chồng được đi cùng nhưng không cam kết cấp phép lao động cho họ.
e. Canada là nước duy nhất trong CPTPP cho phép vợ/chồng đi cùng với giấy phép lao động mở (Open Work Permit) để tuỳ ý chọn việc làm trong thời gian ở Canada. Thời gian cư trú ban đầu có thể lên đến 3 năm.
Để ngắn gọn, Canada dường như là lựa chọn tốt nhất nếu các đương đơn ICT muốn ở cùng với vợ/chồng mình trong quãng thời gian làm việc với tư cách là lao động di chuyển nội bộ.
Câu hỏi 04: Công ty Canada có cần xin LMIA để tuyển dụng đương đơn ICT?
Trả lời: Không. LMIA là viết tắt của Labour Market Impact Assessment. Đây là quy định chung của Canada để đánh giá mức độ tác động đến thị trường lao động nội địa khi doanh nghiệp có nhu cầu tuyển lao động từ nước khác. (Ở Việt Nam cũng có quy định tương tự gọi là “Thủ tục báo cáo giải trình nhu cầu sử dụng người lao động nước ngoài”). Với hầu hết trường hợp tuyển dụng lao động nước ngoài, doanh nghiệp Canada phải có LMIA còn hiệu lực. Nhưng với lao động thuộc diện di chuyển nội bộ, công ty Canada không cần có LMIA để tuyển người lao động nước ngoài đến Canada. Code miễn trừ LMIA cho người lao động từ Việt Nam và các nước chưa tham gia bất kỳ FTA riêng với Canada là “C12”.
Trả lời: Hầu hết mọi người có thể không chú ý đến sự khác biệt giữa hai code này dẫn đến hệ luỵ khá tai hại. Trên thực tế, C11 dành cho chương trình Entrepreneur Work Permit áp dụng cho cá nhân đến Canada để tự kinh doanh (self-employed) hoặc khởi nghiệp làm chủ bằng cách mua lại doanh nghiệp hoặc cửa hàng. Trong khi thời gian 12 tháng làm việc của đương đơn C12 được tính 1 năm kinh nghiệm “Canadian Experience” để người này đủ tư cách làm ứng viên cho chương trình CEC trong Express Entry, thời gian làm việc theo C11 không được tính để áp dụng CEC. Đương đơn C11 chỉ có thể nộp hồ sơ theo diện Federal Foreign Skilled Workers để vào Express Entry. Đương đơn cần lưu ý phân biệt rõ hai code này ngay từ đầu để lựa chọn lộ trình phù hợp với mình.
Câu hỏi 01: Mối quan hệ giữa hai công ty Việt Nam và Canada như thế nào để việc di chuyển được xem là “Nội bộ”?
Trả lời: Khác với Intercompany transfer – tức di chuyển lao động giữa các doanh nghiệp, IntraCompany Transfer là di chuyển người lao động trong nội bộ của một doanh nghiệp. Khái niệm này bao hàm các tình huống: quan hệ giữa Công ty Việt Nam và chi nhánh của công ty tại Canada và ngược lại; giữa Công ty mẹ tại Việt Nam và Công ty con tại Canada và ngược lại; và quan hệ giữa hai công ty tại Việt Nam và Canada có sở hữu cổ phần chi phối trên 50%.
Câu hỏi 02: Nếu Công ty Việt Nam “Nhượng quyền thương mại” (Franchise) hay cấp “Li-xăng” (License) cho công ty ở Canada để mở nhà hàng thì có được di chuyển lao động theo chương trình ICT không?
Trả lời: Không. Hai quan hệ này không hình thành quan hệ liên kết theo quy định của GATS hay CPTPP.
Câu hỏi 03: Công ty Việt Nam và Công ty Canada có cần phải vận hành trên thực tế trước và sau thời gian nộp hồ sơ di chuyển người lao động không?
Trả lời: Có. Ở thời điểm đánh giá hồ sơ lần đầu, các yếu tố về tình trạng hoạt động của Công ty Việt Nam thể hiện qua các báo cáo tài chính, doanh thu hay tài khoản ngân hàng trên thực tế rất quan trọng. Trường hợp Công ty Canada có thể mới được thành lập thì chưa cần có hoạt động kinh doanh ở thời điểm nộp hồ sơ nhưng cần phải có một kế hoạch kinh doanh chứng minh mức độ nghiên cứu khả thi của đương đơn.
Tuy nhiên, khi xét gia hạn giấy phép làm việc theo diện ICT, các thông tin về tình trạng hoạt động, thuê mướn lao động địa phương, địa điểm hoạt động thực tế của Công ty Canada và tình trạng hoạt động tại Việt Nam của Công ty điều chuyển lao động đều có thể sẽ được cân nhắc.
Câu hỏi 04: Công ty Việt Nam có cần có lãi trong giai đoạn trước khi nộp hồ sơ không?
Trả lời: Việc kinh doanh trên thực tế có thể hiệu quả hoặc không hiệu quả. Điều đó đúng với mọi doanh nghiệp ở cả Việt Nam và Canada. Do đó, ý định và kế hoạch kinh doanh khi nộp hồ sơ ICT của Công ty Việt Nam mới là điều quan trọng được xem xét, đánh giá.
Câu hỏi 05: Hồ sơ nộp cho Canada có cần Giấy phép đăng kí đầu tư ra nước ngoài của Bộ Kế Hoạch Đầu Tư Việt Nam cấp không?
Trả lời: Thủ tục nói trên là theo pháp luật đầu tư của Việt Nam, chính phủ Canada không thẩm tra tài liệu này như một thành phần phải có của hồ sơ ICT. Tuy nhiên, để điều chuyển dòng vốn đầu tư từ Việt Nam sang Canada hợp pháp đòi hỏi Công ty Việt Nam phải hoàn tất thủ tục đăng kí này song song với quá trình chờ kết quả hồ sơ ICT.
Câu hỏi 06: Ngoài giấy phép nói trên, Công ty Việt Nam cần làm những thủ tục gì liên quan cho mục đích đầu tư ra nước ngoài và di chuyển lao động làm việc ở nước ngoài?
Trả lời: Công ty Việt Nam cần đăng ký giao dịch ngoại hối với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam để chuyển đúng số tiền cần đầu tư trên hồ sơ thành lập công ty ở Canada và dữ liệu đã đăng kí với Bộ Kế hoạch và Đầu tư. Ngoài ra, Công ty cần thực hiện các thủ tục báo cáo định kì về việc thực hiện dự án đầu tư, bao gồm thông tin về số lượng người lao động di chuyển nội bộ hàng quý trong suốt thời gian thực hiện dự án.
Câu hỏi 03: Đương đơn ICT có phải biết tiếng Anh hay có bằng cấp chứng chỉ IELTS để đủ điều kiện cho chương trình này?
Trả lời: Điều kiện chính thức để xin giấy phép lao động theo diện ICT không có quy định về trình độ tiếng Anh tối thiểu. Tuy nhiên, với nhân lực từ các nước thành viên WTO không có FTA riêng với Canada, như Việt Nam, chương trình ICT thuộc nhóm “Canadian interests – Significant benefit”, Cơ quan di trú sẽ đánh giá tất cả tiêu chí về năng lực của nhân sự từ bằng cấp, chuyên môn, kinh nghiệm cho đến ngoại ngữ để xem liệu người này có tương thích với kế hoạch kinh doanh của Công ty khi di chuyển họ sang Canada hay không. Ngoài ra, cho định hướng định cư sau thời gian tạm trú, đương đơn cần ít nhất tiếng Anh ở mức CLB 7 (tức IELTS 6.0 với tất cả các kỹ năng đều từ 6 trở lên).
Câu hỏi 04: Người Việt Nam có thể đăng kí làm Giám đốc của một công ty ở Canada khi chưa đến Canada không?
Trả lời: Pháp luật doanh nghiệp của một số tỉnh bang ở Canada cho phép người nước ngoài trở thành “Director” – Giám đốc của công ty mở ở tỉnh của họ mà không cư trú ở đó. Trong số đó có British Columbia và Ontario, hai tỉnh lớn nhất và có cộng đồng người Việt đông nhất ở Canada.
Những điều cần biết sau khi được cấp giấy phép lao động
Câu hỏi 01: Những ai có thể đi cùng đương đơn ICT?
Trả lời: Vợ/chồng và con cái được đi cùng đương đơn ICT đến Canada. Một số trường hợp nếu điều kiện tài chính và thu nhập dự kiến có ở Canada không đảm bảo, hồ sơ kèm gia đình có thể bị từ chối.
Câu hỏi 02: Được phép đến Canada thì có nghĩa là được ở Canada cho đến khi nào công ty Canada còn hoạt động?
Trả lời: Không đúng. Nếu đương đơn ICT là Executive hoặc Manager (chức danh quản lý cấp cao) của Công ty Canada, thời gian có thể tạm trú lần đầu có thể được cấp đến tối đa 3 năm (trừ doanh nghiệp start-up thì 1 năm), được gia hạn sau đó mỗi 2 năm 1 lần và được ở tổng cộng tối đa là 7 năm. Nếu đương đơn là chuyên gia thì mức tổng cộng tối đa chỉ có 5 năm.
Câu hỏi 03: Hoạt động của Công ty Canada có cần có doanh thu để đảm bảo khả năng được gia hạn giấy phép lao động?
Trả lời: Chính phủ Canada hiểu rằng việc triển khai kinh doanh không phải sẽ luôn thành công, nhất là khi bạn từ nước khác đến. Vì vậy, lãi hay doanh thu không phải là yếu tố chính đánh giá tính trung thực và khả thi của việc gia hạn giấy phép. Tuy nhiên, các yếu tố cam kết như tuyển dụng lao động địa phương và văn phòng làm việc thực tế là quan trọng.
Câu hỏi 05: Đương đơn được đổi việc làm khác khi đang có Giấy phép lao động diện ICT?
Trả lời: Không. Đương đơn ICT có giấy phép lao động xác định (Closed Work Permit), trong đó định danh một người sử dụng lao động và nơi làm việc trong suốt thời gian tạm trú ở Canada. Việc đi làm cho công ty khác mà không được điều chỉnh CWP sẽ coi là lao động bất hợp pháp.
Câu hỏi 06: Nếu muốn xin định cư sau thời gian cư trú ở Canada và làm việc cho Công ty theo CWP thì có được không?
Trả lời: Có. Canada hiện có nhiều chương trình định cư cấp liên bang, như diện Canadian Experience Class – dành cho người làm việc đủ 12 tháng ở Canada, hoặc cấp tỉnh bang, như diện Provincial Nomination Program, dành cho người có thời gian làm việc và sinh sống hợp pháp tại Canada. Khi thoả mãn thời gian làm việc tối thiểu, duy trì được công việc với duy nhất 1 chủ sử dụng lao động theo diện ICT với chức danh quản lý, đương đơn có thể tăng Điểm hệ thống xếp hạng toàn diện (CRS) của họ bằng cách thêm 50 hoặc 200 Điểm để tham gia vào Express Entry. Những người có điểm thi ngoại ngữ đạt yêu cầu (ví dụ IELTS General 6.0 overall, không có kỹ năng nào dưới 6), quy đổi bằng cấp hợp lệ, không phạm tội ở Canada và sức khoẻ đảm bảo thì sẽ dễ dàng được thư mời nộp hồ sơ định cư (ITA) trong điều kiện cơ quan di trú hoạt động bình thường.
Câu hỏi 01: Đương đơn và người phối ngẫu có được hưởng bảo hiểm y tế của Canada khi sinh sống tạm trú không?
Trả lời: Chế độ y tế miễn phí dành cho người lớn của Canada được cung cấp theo chính sách của từng tỉnh. Ví dụ với tỉnh Ontario có thủ phủ là thành phố Toronto, y tế miễn phí dành cho người lớn cư trú hợp pháp trên 3 tháng do tỉnh đài thọ, gọi là OHIP. Chi phí khám ngoại trú, chi phí điều trị và thuốc men khi nội trú đều được OHIP chi trả, trừ các chi phí về răng và thẩm mĩ. Tiền thuốc điều trị ngoại trú và thuốc không kê toa sẽ không được bảo hiểm OHIP.
Câu hỏi 02: Trẻ em đi cùng cha mẹ có được miễn phí bảo hiểm y tế và học phí?
Trả lời: Chính sách của Canada tập trung phát triển trẻ em và bảo vệ quyền lợi của trẻ em về mọi mặt. Về y tế, trẻ em đến 21 tuổi được miễn phí y tế như người lớn, mở rộng đến cả tiền thuốc kê toa khi điều trị ngoại trú.
Về giáo dục, ở Toronto (và có thể cả những tỉnh thành khác), kể cả là nếu bố mẹ cư trú bất hợp pháp, trẻ em vẫn được cho đến trường học địa phương để tiếp tục việc học. Học phí hoàn toàn miễn phí cho trẻ từ 6 đến 18 tuổi. Tuy nhiên trẻ nhỏ hơn khi gửi mầm non sẽ phải trả phí. Chính phủ Liên bang đang triển khai chính sách giảm phí giữ trẻ xuống còn 50% mức trung bình cuối năm 2022 và đến 2026 là 10CAD một ngày. Riêng chính quyền Ontario chưa chính thức tham gia chính sách Liên bang này nên mức giá giữ trẻ vẫn khá cao trong năm 2022.
Câu hỏi 03: Đương đơn ICT và người phối ngẫu có được hưởng các chương trình hỗ trợ dành cho NewComers do chính phủ Canada tài trợ không?
Trả lời: Không. Đa số chương trình này miễn phí học tiếng Anh, tiếng Pháp và các kỹ năng mềm để xin việc, tiếp cận cuộc sống…đều chỉ dành cho người có Thẻ Cư trú dài hạn (PR). Trong thời gian tạm trú, đương đơn và người phối ngẫu không tiếp cận các dịch vụ này được.
Cung ứng dịch vụ bởi LexNovum Lawyers (Việt Nam) và Jane Katkova and Associates (Canada)
Câu hỏi 01: Dịch vụ tư vấn trọn gói có sự tham gia của Luật sư có giấy phép hành nghề không?
Trả lời: Cho phần các dịch vụ pháp lý tại Việt Nam như thủ tục đăng kí đầu tư ra nước ngoài, lý lịch tư pháp, dịch thuật công chứng, đăng ký giao dịch ngoại hối, Luật sư Nguyễn Trung Hiếu và Luật sư Nguyễn Thị Thanh Loan, thuộc Đoàn Luật sư Thành phố Hồ Chí Minh, sẽ là những Luật sư chịu trách nhiệm cho việc thực hiện và chất lượng công việc cung cấp bởi LexNovum Lawyers.
Các công việc tư vấn về pháp luật di trú Canada và thành lập doanh nghiệp tại Canada sẽ do Luật sư Katkova – Thuộc Đoàn Luật sư Ontario – Canada, Giám đốc Công ty Jane Katkova and Associates đảm nhận.
Thông tin ở phần Q&A này được tổng hợp và bình luận theo hiểu biết của LexNovum Lawyers đối với phần pháp luật Việt Nam và các hiệp ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên; phần pháp luật đầu tư và di trú Canada được biên tập bởi Jane Katkova and Associates. Mặc dù cố gắng tốt nhất, chúng tôi tin rằng một số thông tin có thể chưa chính xác hoặc đầy đủ. Nội dung này chỉ để tham khảo.
Trong trường hợp Quý Khách hàng cần tư vấn chính thức, vui lòng liên lạc với LexNovum Lawyers qua hotline 028 3911 1551 hoặc email info@lexnovum.com.vn để được giải đáp trực tiếp.