Người lao động phải ngừng việc vì lý do khách quan thì tiền lương được xác định như thế nào? (phần 1)

Bàn luận pháp luật

Người lao động phải ngừng việc vì lý do khách quan thì tiền lương được xác định như thế nào? (phần 1)

Phan Thi Nhi

Phan Thi Nhi

29/06/2023

Khách hàng: Vì một số lý do khách quan (sự cố điện nước), người lao động tại công ty tôi phải ngừng việc. Hiện tại, công ty áp dụng hình thức trả lương cho người lao động là theo tháng với mức lương cơ bản trong hợp đồng lao động 6.000.000/tháng và số ngày công chuẩn trong tháng là 22 ngày công. Vậy tiền lương ngừng việc của người lao động trong trường hợp này được xác định như thế nào?

Trả lời:

LexNovum Lawyers (“LNV”) cảm ơn tình huống và câu hỏi mà bạn đưa ra. Qua thông tin bạn cung cấp LNV hiểu trường hợp công ty bạn (“Công ty”) thuộc trường hợp Công ty cho người lao động (“NLĐ”) ngừng việc vì sự cố về điện, nước mà không do lỗi của Công ty hoặc do thiên tai, hỏa hoạn, dịch bệnh nguy hiểm, địch họa, di dời địa điểm hoạt động theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc vì lý do kinh tế. Theo đó, LNV phản hồi về vấn đề xác định tiền lương ngừng việc trong trường hợp của Công ty như sau:

Căn cứ quy định về tiền lương ngừng việc tại Điều 99.3 Bộ luật Lao động 2019 (“BLLĐ”):

Điều 99. Tiền lương ngừng việc

  1. Nếu vì sự cố về điện, nước mà không do lỗi của người sử dụng lao động hoặc do thiên tai, hỏa hoạn, dịch bệnh nguy hiểm, địch họa, di dời địa điểm hoạt động theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc vì lý do kinh tế thì hai bên thỏa thuận về tiền lương ngừng việc như sau:
  2. a) Trường hợp ngừng việc từ 14 ngày làm việc trở xuống thì tiền lương ngừng việc được thỏa thuận không thấp hơn mức lương tối thiểu;
  3. b) Trường hợp phải ngừng việc trên 14 ngày làm việc thì tiền lương ngừng việc do hai bên thỏa thuận nhưng phải bảo đảm tiền lương ngừng việc trong 14 ngày đầu tiên không thấp hơn mức lương tối thiểu.

 

Theo đó, trường hợp vì các yếu tố khách quan được liệt kê tại Điều 99.3 BLLĐ thì Công ty và NLĐ thỏa thuận về tiền lương ngừng việc trong hai trường hợp như sau:

  • Trường hợp 1: Thời gian ngừng việc từ 14 ngày làm việc trở xuống (không tính ngày nghỉ hằng tuần; ngày nghỉ lễ, tết được hưởng lương) thì tiền lương ngừng việc do hai bên thỏa thuận nhưng không được trả thấp hơn mức lương tối thiểu vùng;
  • Trường hợp 2: Thời gian ngừng việc trên 14 ngày làm việc (không tính ngày nghỉ hằng tuần; ngày nghỉ lễ, tết được hưởng lương) thì:
  • Tiền lương ngừng việc của 14 ngày đầu tiên do hai bên thỏa thuận nhưng không được trả thấp hơn mức lương tối thiểu vùng;
  • Tiền lương ngừng việc của những ngày tiếp theo sẽ do hai bên thỏa thuận.

Trong đó, Mức lương tối thiểu vùng được xác định căn cứ theo thời điểm và địa bàn hoạt động của Công ty. Do đó Công ty cần lưu ý xác định mức lương tối thiểu vùng theo quy định hiện hành và địa bàn hoạt động để xác định mức lương tối thiểu tương ứng.

Tham khảo mức lương tối thiểu vùng năm 2022 theo Nghị định 38/2022/NĐ-CP được xác định theo bảng sau:

Vùng

Mức lương tối thiểu tháng

(Đơn vị: đồng/tháng)

Vùng I

4.680.000

Vùng II

4.160.000

Vùng III

3.640.000

Vùng IV

3.250.000

Dựa theo thông tin bạn cung cấp và đối chiếu theo quy định được LNV đề cập như trên, LNV xác định tiền lương ngừng việc của NLĐ tại Công ty bạn như sau:

  • Giả sử Công ty thuộc Vùng IV, mức lương tối thiểu tại địa bàn là 3.250.000 đồng/tháng(theo Nghị định 38/2022/NĐ-CP);
  • Ngày làm việc theo tháng của Công ty là 22 ngày;
  • Mức lương cơ bản của NLĐ tại Công ty là 6.000.000/tháng;
  • Việc ngừng việc của Công ty thuộc trường hợp quy định tại Điều 99.3 BLLĐ.

Vì thông tin Công ty cung cấp chưa thể hiện rõ số lượng ngày ngừng việc của NLĐ, do đó LNV xác định tiền lương ngừng việc theo hai trường hợp (i) Ngừng việc từ 14 ngày làm việc trở xuống, (ii) Ngừng việc trên 14 ngày làm việc, cụ thể:

STT

Trường hợp

Quy định

Minh họa

1.

Ngừng việc từ 14 ngày làm việc trở xuống

Tiền lương ngừng việc được thỏa thuận không thấp hơn mức lương tối thiểu.

VD: Ngừng việc 10 ngày làm việc

–         Giả định NLĐ và Công ty thỏa thuận mức lương ngừng việc bằng Mức lương tối thiểu vùng (thỏa mãn điều kiện “không thấp hơn”).

–         Xác định tiền lương ngừng việc cho 10 ngày ngừng việc:

Tiền lương ngừng việc

=

3.250.000

x

10

(Ngày ngừng việc)

 

 

————

=

1.477.000

22

 

 

–         Xác định tiền lương cho 12 ngày làm việc thực tế:

Tiền lương ngày làm việc

=

6.000.000

x

12

(Ngày làm việc)

 

 

————

=

3.273.000

22

 

 

Tổng cộng: Tiền lương trả cho NLĐ là 1.477.000 + 3.273.000 = 4.750.000 VNĐ

2.

Ngừng việc trên 14 ngày làm việc

Tiền lương ngừng việc do hai bên thỏa thuận nhưng phải bảo đảm tiền lương ngừng việc trong 14 ngày đầu tiên không thấp hơn mức lương tối thiểu.

VD: Ngừng việc 20 ngày làm việc

–         Giả định NLĐ và Công ty thỏa thuận:

·              Mức lương ngừng việc để tính lương ngừng việc cho 14 ngày ngừng việc đầu tiền bằng Mức lương tối thiểu vùng (thỏa mãn điều kiện “không thấp hơn”); và

·              Mức lương ngừng việc cho những ngày ngừng việc còn lại là 500.000 VNĐ (pháp luật không giới hạn mức sàn cho tiền lương ngừng việc của số ngày ngừng việc còn lại sau 14 ngày đầu tiên)

–         Xác định tiền lương ngừng việc cho 14 ngày ngừng việc.

Tiền lương ngừng việc

=

3.250.000

x

14

(Ngày ngừng việc)

 

 

————

=

2.068.000

22

 

 

–         Xác định tiền lương trong 6 ngày ngừng việc còn lại trong 20 ngày ngừng việc = 500.000 VNĐ (theo giả định).

–         Xác định tiền lương cho 02 ngày làm việc thực tế:

Tiền lương ngày làm việc

=

6.000.000

x

2

(Ngày làm việc)

 

 

————

=

545.500

 

22

 

 

Tổng cộng: Tiền lương trả cho NLĐ là 2.068.000 + 500.000 + 545.500 = 3.113.500 VNĐ

Người thực hiện: Phan Nhi – Bình An