Tháo gỡ trở ngại chống bán phá giá của Canada cho doanh nghiệp Việt Nam
Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) là một trong những Hiệp định thương mại lớn gỡ bỏ rào cản thuế quan giữa 12 nền kinh tế tại khu vực châu Á – Thái Bình Dương. Theo CPTPP, các doanh nghiệp Việt Nam khi xuất khẩu hầu hết hàng hóa sang thị trường các nước thành viên Hiệp định này đều được giảm thuế nhập khẩu về 0% so với mức thuế suất từ 10% đến 30% mà các nước khác trong khu vực và Trung Quốc phải chịu với cơ chế MFN trong khuôn khổ WTO.
Đây là một lợi thế lớn thúc đẩy doanh nghiệp Việt Nam vươn mình ra thế giới, xuất khẩu hàng hóa sang thị trường quốc tế rộng lớn, hấp dẫn, tiêu biểu là Canada. Để giảm bớt tác động tiêu cực của xu thế trên đối với một số ngành sản xuất địa phương, Canada áp dụng các biện pháp chống bán phá giá, chống trợ cấp theo đạo luật Special Import Measure Act (SIMA).
Hiện nay, không ít các doanh nghiệp Việt Nam có nguy cơ đối mặt với “vụ kiện điều tra chống bán phá giá, chống trợ cấp” khi xuất khẩu hàng hóa sang Canada. Theo Bộ Công thương, hết năm 2022, Canada đã khởi xướng điều tra 18 vụ việc phòng vệ thương mại đối với hàng xuất khẩu của Việt Nam. Tính đến thời điểm hiện tại, Canada đang áp dụng thuế chống bán phá giá, chống trợ cấp với 7 mặt hàng nhập khẩu từ Việt Nam bao gồm: ống thép hàn các-bon, thép cán nguội, thép cốt bê tông, khớp nối bằng ống đồng, thép tấm chống ăn mòn, ống đúc dẫn dầu và ghế bọc đệm.
Trên thực tế, nhà xuất khẩu Việt Nam và cả nhà nhập khẩu Canada khi thuộc diện bị điều tra đều rất ít quan tâm theo đuổi thủ tục rà soát, không có đại diện tại Canada để tìm hiểu quan điểm phản biện của bên khởi kiện và tranh luận lại. Hệ quả dẫn đến việc thua kiện trong các vụ điều tra, tổn thất nghiêm trọng đến lợi ích kinh doanh của doanh nghiệp và cũng làm ảnh hưởng đến phần còn lại của thị trường, nhất là những doanh nghiệp mới tham gia xuất khẩu.
Thấu hiểu điều này, dự án hợp tác giữa LexNovum Lawyers (LNV) và RC International Trade Consultants (RCITC) mang đến dịch vụ tư vấn pháp lý chuyên sâu và đưa ra những giải pháp thiết thực giúp doanh nghiệp Việt Nam đối phó với các cuộc điều tra về chống bán phá giá, chống trợ cấp khi xuất khẩu hàng hóa sang Canada.
Ông Richard Chung – người sáng lập RCITC là một chuyên gia với hơn 23 năm kinh nghiệm làm Điều tra viên cấp cao của Cơ quan Dịch vụ biên giới Canada (CBSA) đã tham gia nhiều cuộc điều tra chống bán phá giá, chống trợ cấp ở Châu Âu, Bắc và Nam Mỹ, Mexico, Trung Quốc và các quốc gia khác. Trong 15 năm qua, ông Richard Chung đã tư vấn thành công cho các nhà xuất khẩu, chính phủ nước ngoài và nhà nhập khẩu Canada thắng kiện trong cuộc điều tra chống bán phá giá, chống cạnh tranh.
Về phần mình, Luật sư Nguyễn Trung Hiếu của LexNovum Lawyers là một trong số những luật sư Việt Nam hiếm hoi và tiên phong, chọn dấn thân vào thị trường nước bạn, tìm kiếm và thẩm định đối tác, kết nối và phối hợp giữa nhu cầu sử dụng dịch vụ trong nước với các chuyên gia hàng đầu của Canada cho những công việc pháp lý phức tạp này. Văn phòng LexNovum Lawyers ở Thành phố Hồ Chí Minh được trực tiếp ông Richard Chung huấn luyện và đào tạo, sẽ là đơn vị hỗ trợ khách hàng tại chỗ cho quá trình thu thập dữ liệu và tranh tụng này.
Theo đuổi mục tiêu “đồng hành cùng doanh nghiệp Việt Nam vươn mình ra thế giới”, LexNovum Lawyers và Luật sư Nguyễn Trung Hiếu tự hào cùng với RCITC, bằng kinh nghiệm, kiến thức chuyên môn, phong cách làm việc chuyên nghiệp, sẽ mang đến sự hài lòng cho Quý khách khi sử dụng dịch vụ pháp lý của chúng tôi.