Những hiểu biết pháp lý cần nắm khi tham gia vào giao dịch Thương mại Quốc tế với Các Nhà Sản xuất Việt Nam
Lần gần nhất mà bạn tham gia đàm phán và ký kết hợp đồng thương mại quốc tế với nhà sản xuất Việt Nam là khi nào?
Với việc Vương Quốc Anh gia nhập thành viên Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) gần đây đã dẫn đến các giao dịch thương mại xuyên biên giới giữa các quốc gia và nhà sản xuất có định hướng xuất khẩu Việt Nam dự đoán sẽ tăng trưởng nhanh chóng. Nếu bạn đang chuẩn bị tham gia vào các giao dịch như thế. Dưới đây là một số điểm quan trọng về pháp lý mà bạn nên lưu ý khi tham gia vào các giao dịch thương mại quốc tế để hạn chế các rủi ro pháp lý trong tương lai:
1.Nắm chắc hồ sơ pháp lý của Nhà Sản xuất trước khi chi bất kỳ khoản thanh toán nào:
Với chi phí pháp lý hợp lý của hệ thống toà án tại Việt Nam có thể giúp bạn thuận lợi trong việc thu hồi khoản thanh toán hoặc áp dụng chế tài phạt tiền. Tuy nhiên, tình trạng tồn đọng các vụ tranh chấp trên toàn quốc có xu hướng kéo dài thời gian tranh tụng. Ngay cả khi thắng kiện, thì nhà máy của doanh nghiệp bạn cũng có thể đã phá sản. Do đó, việc kiểm tra kỹ lưỡng tình trạng pháp lý của đối tác, trụ sở chính, cơ sở sản xuất, hàng tồn kho và tiêu chuẩn chất lượng là điều khôn ngoan trước khi tiếp tục đưa ra bất kỳ quyết định nào khác.
2. Nêu chi tiết các tiêu chuẩn
Trường hợp sản phẩm của bạn đòi hỏi các tiêu chí sản xuất chuẩn xác, việc đảm bảo rằng bạn đã cung cấp một danh sách chi tiết các thông số kỹ thuật kèm theo các chỉ số định lượng hoặc các mẫu hàng thực tế là điều không thể thiếu. Phần lớn các nhà sản xuất Việt Nam hoạt động ở quy mô trung bình và nhỏ thiếu nguồn lực tài chính để khắc phục các đơn hàng trong trường hợp có sai lệch so với tiêu chuẩn hoặc thông số kỹ thuật.
3. Giám sát liên tục trong Giai đoạn Sản xuất:
Việc chờ cho đến khi hàng hoá đến cảng mới tiến hành kiểm tra là một vấn đề cần được xem xét và đánh giá lại. Vì các khiếm khuyết tiềm ẩn có thể xuất hiện do quá trình sản xuất không được giám sát đầy đủ. Nếu việc có mặt tại Việt Nam là bất khả thi thì việc sử dụng dịch vụ của các chuyên gia kiểm soát chất lượng tại địa phương là vô cùng cần thiết. Một số nhà phân phối tại Hoa Kỳ đã bày tỏ rằng, mặc dù có quyền từ chối hàng hóa bị lỗi nhưng đổi lại uy tín của họ với các nhà bán lẻ tại Hoa Kỳ do việc giao hàng chậm là không thể khắc phục.
4. Mặc dù chi phí cho việc tố tụng tại tòa án ở Việt Nam được biết là hợp lý nhưng đổi lại thời gian xử lý kéo dài. Khắc phục được nhược điểm này, trung tâm trọng tài thương mại có các giải pháp để giải quyết tranh chấp nhanh chóng và hiệu quả hơn. Đặc biệt đối với các giao dịch có giá trị dưới 1 triệu USD, các trung tâm trọng tài địa phương như VIAC luôn đảm bảo quản lý hiệu quả các tranh chấp này. Do vậy, luôn nhắc nhở luật sư của bạn đảm bảo đưa điều khoản thỏa thuận về chọn trọng tài là phương pháp giải quyết tranh chấp. Bỏ qua bước quan trọng này sẽ dẫn đến hệ lụy kéo dài thời gian giải quyết tranh chấp nếu có về sau.
5. Cơ chế bảo đảm thực thi các cam kết Hợp đồng:
Khi phát sinh những lo ngại liên quan đến việc giành chiến thắng trong một vụ kiện, nhưng gặp phải sự chống đối từ bên thua cuộc – ngay cả khi bên thua kiện có đủ tiền hoàn trả. Khi đó, chúng tôi khuyến nghị bạn nên yêu cầu một ngân hàng Việt Nam xuất một Thư bảo lãnh thực hiện hợp đồng để đảm bảo trách nhiệm thanh toán này của đối tác. Biện pháp này thường được các ngân hàng cung cấp khi đối tác của bạn có lịch sử tín dụng tốt hoặc có khả năng tài chính để tuân thủ trách nhiệm trong tương lai.
Với vị trí là chuyên gia pháp lý tại Việt Nam, chúng tôi luôn sẵn sàng cung cấp và chia sẻ những thông tin như trên đến các thương nhân nước ngoài đang và sẽ tham gia vào giao dịch thương mại với các doanh nghiệp Việt Nam. Tại LexNovum Lawyers, chúng tôi tin rằng khi được trang bị kiến thức toàn diện và kinh nghiệm thực tiễn, các bên liên quan có thể dễ dàng và tự tin trong việc hợp tác. Điều này sẽ góp phần tạo ra tác động tích cực đến cơ hội và tiềm năng phát triển của các chủ doanh nghiệp Việt Nam. Trường hợp bạn có bất kỳ thắc mắc pháp lý liên quan các giao dịch thương mại quốc tế với các nhà sản xuất Việt Nam, đừng ngần ngại liên hệ với tôi tại địa chỉ email hieu.nguyen@lexnovum.com.vn.